CFD là gì? Tìm hiểu bản chất giao dịch CFD tại Việt Nam, so sánh giao dịch ký quỹ, chơi margin và giao dịch chứng khoán cơ sở.
- 1. CFD là gì? CFD trading là gì?
- 2. Giao dịch ký quỹ là gì? Chơi margin là gì?
- 3. Giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch) hoạt động như thế nào?
- 4. Lợi thế khi giao dịch CFD
- 5. Bất lợi khi giao dịch CFD
- 6. So sánh giao dịch CFD và thị trường cơ sở
- 7. Có thể giao dịch CFD ở các loại tài sản nào?
- 8. Các chi phí khi giao dịch CFD
- 9. Các vấn đề khi giao dịch CFD ở Việt Nam
1. CFD là gì? CFD trading là gì?
CFD là gì? CFD là viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh, Contract for Difference, dịch sát nghĩa tiếng Việt là Hợp đồng chênh lệch giá.
Hiểu đơn giản, các nhà đầu tư sẽ giao dịch hợp đồng, thỏa thuận về sự thay đổi giá của một loại tài sản ở thị trường cơ sở mà không cần sở hữu tài sản ấy trong thực tế.
CFD là một trong các công cụ tài chính phái sinh linh hoạt nhất hiện nay. Là nhà đầu tư, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp Price Action, tin tức về thị trường…để dự đoán giá của một loại tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, tiền kỹ thuật số, forex…tăng hay giảm.
Dù thì trường có tăng hay giảm, bạn vẫn có thể giao dịch và kiếm lợi nhuận.
- Giả sử, bạn dự đoán giá tài sản sẽ tăng, lúc này bạn đặt lệnh mua hợp đồng (còn gọi là BUY, LONG tùy theo sàn giao dịch).
- Nếu bạn dự đoán giá tài sản sẽ giảm, bạn sẽ đặt lệnh bán khống hợp đồng (SELL, SHORT).
Theo cách này, bạn có thể kiếm tiền kể cả khi thị trường giảm giá. Giao dịch CFD là công cụ phù hợp để đầu cơ ngắn hạn và phòng vệ rủi ro trên thị trường cơ sở.
2. Giao dịch ký quỹ là gì? Chơi margin là gì?
Giao dịch CFD được xây dựng từ hình thức giao dịch ký quỹ (hay còn gọi là chơi margin).
Khi chơi margin, bạn sẽ chỉ cần ký quỹ một khoản tiền nhỏ để có thể mở lệnh giao dịch (còn gọi là Vị thế, POSITION) với giá trị lớn hơn. Số tiền ký quỹ yêu cầu càng nhỏ thì đòn bẩy càng lớn.
Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch CFD trên rất nhiều loại tài sản như Forex, Chứng Khoán quốc tế, Bitcoin, Ethereum, hàng hóa, vàng, dầu thô…và mỗi loại tài sản sẽ có mức yêu cầu ký quỹ khác nhau.
Lưu ý:
Các giao dịch CFD khác với vay margin trong chứng khoán cơ sở. Trong khi cả hai hình thức đều liên quan đến sử dụng đòn bẩy (leverage), tuy nhiên giao dịch CFD không có phí vay còn chơi margin chứng khoán cơ sở phải thanh toán lãi suất vay từ 9% -18%/ năm tùy sàn môi giới.
Giao dịch CFD sẽ không sở hữu tài sản thật, và đòn bẩy càng cao thì khuếch đại lợi nhuận và cả rủi ro càng lớn. Do đó, bạn phải cân nhắc cẩn thận tỷ lệ đòn bẩy trước khi dùng.
3. Giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch) hoạt động như thế nào?
CFD là một dạng sản phẩm của thị trường tài chính phái sinh. Phái sinh có nghĩa là được tạo ra dựa vào các yếu tố thị trường cơ sở. Điểm khác biệt nổi bật của CFD nằm ở các yếu tố:
- Thị trường có thể giao dịch hai chiều Long và Short
- Thị trường có đòn bẩy lớn hơn
- Hợp đồng giao dịch không giới hạn thời gian
- Không sở hữu tài sản như thị trường cơ sở
Để bạn có thể hiểu được cách hoạt động của giao dịch CFD, mình thử lấy cách giao dịch cổ phiếu Facebook làm ví dụ.
Giả sử bạn đang muốn mua cổ phiếu Facebook (FB), giá tại thời điểm viết bài là 318 USD 1 cổ phiếu. Lúc này để mua được cổ phiếu, bạn có thể mở tài khoản mua cổ phiếu Mỹ thông qua một nhà môi giới uy tín (ví dụ E*Trade, Robinhood hay Ameritrade).
Và như bạn biết, thông thường, cổ phiếu sẽ được giao dịch với lô tròn, mỗi lô là 100 cổ phiếu (vẫn có những trường hợp giao dịch lô dưới 100 nhưng ít hơn). Như vậy bạn cần 31,800 USD để đầu tư cổ phiếu FB (chưa kể phí giao dịch). Bạn sẽ bán ra khi cổ phiếu tăng giá và thu tiền lời, hoặc có thể giữ và hưởng cổ tức hằng năm.
Lấy tỉ lệ EPS năm 2020 làm ví dụ, bạn có thể hưởng 6,43 USD tiền cổ tức mỗi cổ phiếu, tương đương 653 USD một năm khi đầu tư 31,800 USD vào cổ phiếu FB như một nguồn thu nhập thụ động.
Đối với nhà đầu tư Việt Nam, con số tối thiểu 31,800 USD này thật sự quá lớn, chưa kể đến việc rất khó để mở tài khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở Hoa Kỳ nếu như bạn không có quốc tịch.
Tuy nhiên, bạn còn có cách thứ hai là đầu tư cổ phiếu Facebook dưới hình thức CFD trên các sàn chứng khoán CFD được giám sát.
Tiếp theo ví dụ trên, bạn muốn đầu tư cổ phiếu Facebook. Trên các sàn chứng khoán CFD, bạn có thể đầu tư tối thiểu chỉ từ 2 cổ phiếu Facebook và đòn bẩy tối đa là 1: 5. Số tiền ký quỹ tối thiểu cho giao dịch này là 127 USD.
CFD (1:5) | Cổ phiếu cơ sở | |
Vốn tối thiểu ban đầu | 127 USD | 31,800 USD |
Hình thức kiếm tiền | mua/ bán khống | mua |
Sở hữu tài sản | không | có |
Phí giao dịch | 0 hoa hồng, phí tính theo spread | Có hoa hồng, phí tính theo phần trăm |
Từ bảng so sánh này, có thể thấy giao dịch CFD dùng ít vốn tối thiểu hơn, phù hợp với những nhà đầu cơ ngắn hạn, ít vốn, mục đích là kiếm tiền khi giá tài sản biến động mà không cần sở hữu tài sản cơ sở.
4. Lợi thế khi giao dịch CFD
👍 Số tiền đầu tư ban đầu không cần nhiều
Vì các giao dịch CFD thường sẽ được hỗ trợ đòn bẩy, do đó bạn chỉ cần ký quỹ một khoản tiền nhỏ để mở lệnh giao dịch. Ở ví dụ trên, mình lấy cổ phiếu Facebook ví dụ thì bạn chỉ cần 127 USD, tuy nhiên có rất nhiều tài sản khác có thể ký quỹ với số tiền còn nhỏ hơn, ví dụ như Forex, vàng, bạc…
Ở hình trên, mình đang mở một giao dịch bán khống EUR/USD, với số tiền ký quỹ tối thiểu là 40,59 USD để giao dịch 1 hợp đồng trị giá khoảng 1217 USD.
Tuy nhiên là bạn phải thật sự cẩn thận khi dùng đòn bẩy cao, vì đòn bẩy càng cao, rủi ro đi kèm cũng tăng theo.
👍 Không cần đóng thuế giao dịch, thuế thu nhập
Khác với giao dịch thị trường cơ sở, các giao dịch CFD hiện tại không cần đóng thuế vì 2 lý do: một là chúng không liên quan đến mua bán tài sản cơ sở, hai là luật hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định gì về hình thức CFD này.
👍 Có thể giao dịch 2 chiều
Mục tiêu của giao dịch CFD là kiếm lợi nhuận dựa trên biến động giá, do đó nhà đầu tư có thể giao dịch theo cả chiều tăng và chiều giảm giá để kiếm tiền.
Chiều tăng giá: Nếu bạn nghĩ giá tài sản sẽ tăng, bạn sẽ đặt vị thế mua (Long position), và kiếm lời khi giá tăng về sau.
Chiều giảm giá: Nếu bạn nghĩ giá tài sản sẽ giảm, bạn sẽ đặt vị thế bán (Short position), và kiếm lời khi giá giảm về sau.
Ví dụ, nhà đầu tư A mua cổ phiếu Apple với giá 100 USD 1 cổ phiếu và dự đoán thị trường tăng. Nếu giá tăng lên 105 USD, A sẽ có lợi nhuận 5 USD. Nếu A dùng đòn bẩy 1:2, vậy số tiền ký quỹ ban đầu cho giao dịch này là 50 USD.
Còn nhà đầu tư B cũng đầu tư cổ phiếu Apple với mức giá tương tự và dự đoán thị trường giảm. Vậy B sẽ đặt lệnh Bán khống (Short). Nếu giá giảm còn 95 USD, B sẽ có lợi nhuận 5 USD.
👍 Thanh khoản cao
Các giao dịch CFD là hợp đồng giữa nhà đầu tư và nhà môi giới. Bất kể nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, vào thời gian nào…đều dễ dàng hơn so với thị trường cơ sở. Khớp lệnh diễn ra gần như tức thời, và kết quả giao dịch (lời/ lỗ) cũng được tính vào tài khoản ngay sau khi giao dịch hoàn tất.
Trong khi thị trường cơ sở cần 2 ngày để chuyển chứng khoán vào tài khoản của bạn, và bạn chỉ có thể bán ra vào ngày thứ 3.
👍 Một tài khoản, giao dịch nhiều thị trường
Các sàn môi giới cung cấp CFD trên hầu hết các thị trường tài chính, và nhà đầu tư gần như chỉ cần mở một tài khoản giao dịch là đủ.
5. Bất lợi khi giao dịch CFD
👎 Đòn bẩy quá cao sẽ đi kèm rủi ro
Các giao dịch CFD thường chỉ yêu cầu số tiền ký quỹ thấp, thậm chí có thể lên đến 1:3000 (ở một số sàn môi giới), tuy nhiên khi dùng đòn bẩy quá cao thì chỉ một biến động nhỏ trên thị trường cũng có thể khiến giao dịch bị lỗ lớn, có thể dẫn đến margin call nếu bạn không có đủ số dư trong tài khoản. Do đó, phải thật sự cẩn trọng khi bạn dùng đòn bẩy.
👎 Không sở hữu tài sản ở thị trường cơ sở
Các giao dịch CFD là được xây dựng dựa trên biến động giá của tài sản ở thị trường cơ sở, chúng là hợp đồng giữa bạn và bên cung cấp hợp đồng nên bạn sẽ không sở hữu tài sản cơ sở. Bạn mua cổ phiếu Apple dưới dạng CFD sẽ không thật sự sở hữu cổ phiếu Apple, không được hưởng cổ tức như thị trường cơ sở.
6. So sánh giao dịch CFD và thị trường cơ sở
Thử so sánh giao dịch CFD và giao dịch chứng khoán Việt Nam xem khác nhau như thế nào nhé:
CFD | Thị trường cơ sở (cổ phiếu) | |
Tài sản có thể đầu tư | Cổ phiếu, ngoại hối, ETF, chỉ số, hàng hóa, tiền điện tử | Cổ phiếu, trái phiếu |
Phí giao dịch | Spread (tùy nhà môi giới) | Phần trăm giao dịch, thuế |
Thời gian giao dịch | 24 giờ | Từ 9h – 16h (Việt Nam) |
Đòn bẩy | Lên đến 200 lần | 10% – 50% |
Thời gian giao dịch | Ngắn hạn | Trung – dài hạn |
Số tiền tối thiểu | Khoảng 1-2 triệu VND | Khoảng 10 triệu VND |
Khuyến mãi | Xem tại đây | Chưa thấy |
7. Có thể giao dịch CFD ở các loại tài sản nào?
Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch CFD trên rất nhiều thị trường, trong đó có 5 thị trường phổ biến bao gồm:
- Ngoại hối (hay còn gọi là Forex): EUR/USD, USD/JPY…
- Chứng khoán quốc tế và chỉ số chứng khoán: Mỹ, Anh, Úc, Nhật,…
- Tiền kỹ thuật số: Bitcoin, Ethereum…
- Kim loại: vàng, bạc…
- Hàng hóa: dầu khí…
Lưu ý:
Ở đây mình xin nói thêm, các hình thức giao dịch Forex tại Việt Nam đều là Forex thông qua CFD. Hoạt động CFD chưa được hệ thống pháp luật quy định và điều chỉnh như giao dịch Forex ở khối ngân hàng và công ty tài chính.
8. Các chi phí khi giao dịch CFD
Các sàn môi giới thường sẽ không thu phí hoa hồng, bạn sẽ thanh toán phí spread (phí chênh lệch), lãi suất qua đêm (phí swap) nếu mở lệnh qua đêm.
Phí spread
Phí spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ví dụ, nếu sàn môi giới cung cấp giá mua cổ phiếu Facebook CFD là 318 USD, giá bán là 312 USD, vậy phí spread là 6 USD.
Phí qua đêm (swap)
Tùy loại tài sản mà bạn có thể phải thanh toán phí duy trì giao dịch qua ngày, phí này có thể âm hoặc dương, nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá mỗi ngày đều thay đổi. Bạn cần theo dõi phí qua đêm nếu muốn mở lệnh hơn 24h.
9. Các vấn đề khi giao dịch CFD ở Việt Nam
9.1 Chọn sàn giao dịch CFD
Việt Nam là quốc gia chưa có quy định về các hoạt động CFD, mặc dù hiện tại có hàng trăm nhà môi giới CFD có cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam, tuy nhiên vấn đề chọn nhà môi giới thật sự phù hợp cũng tốn khá nhiều thời gian.
Bạn cần chọn nhà môi giới được cấp phép từ các tổ chức giám sát hàng đầu (FCA, ASIC, CySEC), có quỹ bảo vệ người dùng càng tốt, mức phí spread phải thật cạnh tranh, gửi rút tiền phải tiện lợi cho người Việt Nam, nền tảng giao dịch phải tích hợp đầy đủ công cụ phân tích và quản lý rủi ro… Bạn nên chọn các sàn môi giới được nhiều nhà đầu tư tin chọn.
Mình đang giao dịch CFD ở đâu? Hiện tại mình đang dùng Mitrade (ASIC) để giao dịch CFD tiền ảo và FXTM (FCA, CySEC) để tham gia sao chép giao dịch.
9.2 Đòn bẩy trong giao dịch CFD
Bạn phải xác định được tỷ lệ đòn bẩy tối ưu nhất cho bản thân trước khi sử dụng.
Do các giao dịch CFD có tính biến động lớn, kể từ 2020 Liên Minh Châu Âu đã yêu cầu các nhà cung cấp CFD giới hạn tỷ lệ đòn bẩy như sau:
Các cặp Forex chính: tối đa 1:30
Các cặp Forex phụ: tối đa 1:20
Tiền kỹ thuật số: tối đa 1:2
Cổ phiếu: tối đa 1:5
Mặc dù các quy định này không tác động đến nhà đầu tư tại Việt Nam (bạn có thể dùng đòn bẩy lên đến 1:3000 ở một số sàn môi giới), nhưng hãy lưu ý tỉ lệ này để chọn mức đòn bẩy phù hợp cho bản thân.
9.3 Margin call
Khi giá tài sản biến động ngược chiều, và trong tài khoản của bạn không đủ số dư, sàn môi giới có thể gửi thông báo rằng “vị thế của bạn không đủ tiền để duy trì” và bạn cần nạp thêm tiền để giữ lệnh giao dịch của mình.
9.4 Giao dịch CFD phù hợp với ai
Giao dịch CFD là chiến lược không phù hợp với tất cả mọi người, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau để xác định xem có nên giao dịch CFD hay không:
- Có kinh nghiệm giao dịch ký quỹ
- Có thể chấp nhận rủi ro cao
- Muốn giao dịch ngắn hạn để kiếm lời
- Hiểu rõ các yếu tố rủi ro và có thu nhập ổn định

Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa. Nicky Minh cho rằng, mỗi thị trường đầu tư đều có tiềm năng lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Nếu bạn xác định sẽ đầu tư tài chính, bạn cần hiểu rõ thị trường, tích lũy kiến thức và có kỷ luật đầu tư để đi đường dài.