Học ngay cách phân tích Bitcoin với 8 chỉ báo quan trọng nhất và những kinh nghiệm cực kỳ hữu ích bạn cần lưu ý.
1. Phân tích Bitcoin không khó như bạn nghĩ
Như bạn thấy, giá Bitcoin biến động từng giây, thay đổi liên tục trên biểu đồ giá. Để có thể kiếm tiền từ loại tiền kỹ thuật số này, bất kỳ ai cũng phải học được cách phân tích Bitcoin, tìm ra các quy luật, yếu tố tác động đến diễn biến giá BTC.
May mắn thay, bạn không cần phải tự mày mò tìm kiếm, bởi vì để phân tích Bitcoin hiện nay đã có nhiều công cụ có sẵn, bao gồm các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật.
Nếu bạn muốn biết tại sao giá Bitcoin thay đổi, và muốn dự đoán giá Bitcoin sẽ diễn ra như thế nào trong một ngày, một tháng, một năm hay thậm chí nhiều năm về sau, hãy cùng tìm hiểu các công cụ quan trọng để phân tích giá Bitcoin trong bài viết này.
Bài viết liên quan:
2. Phân tích kỹ thuật trong giao dịch tiền kỹ thuật số

Trước khi đi vào chi tiết phân tích Bitcoin, chúng ta nên có cái nhìn khái quát về cách mà giới trader sử dụng phân tích kỹ thuật giá trị các loại coin trên thị trường tiền ảo nói chung.
Cũng giống như những thị trường khác (ngoại hối, chứng khoán,…) giới trader thị trường tiền kỹ thuật số cũng sử dụng các công cụ để sàng lọc các tín hiệu nhiễu, tìm các cơ hội để giao dịch có lợi.
Tùy thuộc vào phong cách giao dịch, có người sẽ sử dụng có nguồn thông tin mới nhất, kết hợp với tầm nhìn dài hạn của họ để phân tích, đặt lệnh giao dịch. Một số trader khác (đặt biệt những ai giao dịch ngắn hạn để kiếm tiền tiền), thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra quyết định.
Riêng về phân tích kỹ thuật, mặc dù có đến hàng trăm chỉ báo kỹ thuật có thể được dùng trong phân tích Bitcoin nói riêng và các loại coin khác nói chung, việc bạn có thể hiểu rõ, vận dụng một cách chính xác một vài chỉ báo quan trọng nhất còn tốt hơn biết sơ lược hàng trăm chỉ báo nhưng không thể áp dụng.
Thêm vào đó, các sàn giao dịch tiền ảo như Binance, Mitrade,…đều có tích hợp các chỉ báo kỹ thuật để phân tích Bitcoin, giúp cho người dùng thuận tiện hơn để phân tích và đưa ra quyết định.
- Mitrade – Mở tài khoản Bitcoin tại đây
- Binance – Mở tài khoản Bitcoin tại đây
3. Các chỉ báo kỹ thuật phân tích Bitcoin phổ biến trong giới trader
Chỉ báo Sức Mạnh Bitcoin – Bitcoin Strength Indicator (BSI)
Các giao dịch Bitcoin được công khai hoàn toàn trên hệ thống Blockchain của hệ thống. Nhờ vào những dữ liệu trên blockchain, các nhà phân tích kỹ thuật có thể truy vết, phân tích, tổng hợp dữ liệu và đưa ra đánh giá chung về hệ thống.

Các giá trị được phân tích trên chuỗi bao gồm:
- Số lượng địa chỉ đang hoạt động giao dịch
- Dòng tiền ra/vào hệ thống
- Lợi nhuận
- Tỉ lệ băm
- Lãi/lỗ ròng chưa thực thi
Với các dữ liệu on-chain này, Ivan on Tech đã kết hợp với phương pháp phân tích kỹ thuật và phát triển chỉ báo BSI, là một trong những chỉ báo quan trọng nhất dành cho giới đầu tư Bitcoin. Chỉ báo BSI thu thập nhiều dữ liệu và tổng hợp thành một công cụ duy nhất, giúp giới trade Bitcoin có thêm thông tin để đặt lệnh giao dịch.
Thứ nhất, BSI cho biết về “Tâm lý on-chain” (Onchain Sentiment), là một công cụ để theo dõi tâm lý thị trường đang thiên về hướng mua hay bán, từ đó giúp trader phát hiện được những thay đổi sớm hơn và đưa ra quyết định.
Thứ hai, chỉ báo BSI cung cấp thông tin về “Xu hướng trong ngắn hạn” (Short-term Trend), giúp cho trader xác định xu hướng đang diễn ra ở nhiều khung thời gian khác nhau một cách chính xác mà không phải tự phân tích thủ công.
Thứ ba, BSI Cloud, một tính năng nằm trong chỉ báo BSI có thể giúp bạn xác định xu hướng dài hạn của Bitcoin, cũng như động lượng tăng hay giảm của thị trường.
Bạn có thể xem thêm những video đào tạo của Ivan on Tech tại đây: https://www.youtube.com/user/LiljeqvistIvan
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất, được dùng trong tất cả các lĩnh vực phân tích tài chính, và hiển nhiên bao gồm phân tích tiền điện tử và phân tích Bitcoin.

RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo đo lường đo lường “sức mạnh” của động lực và xu hướng giá của tài sản kỹ thuật số.
Nói cách đơn giản, RSI giúp xác định các điều kiện quá mua và quá bán. Chỉ số RSI dao động giữa 0 và 100.
Nếu tín hiệu chạm đáy và di chuyển trên giá trị 50, rất có thể xu hướng tăng sẽ diễn ra. Ngược lại, nếu số RSI giảm xuống dưới 50, xu hướng giảm sẽ diễn ra.
Đáng lưu ý là khi chỉ số RSI trên 70, Bitcoin có thể bị mua quá mức và có thể diễn ra đảo chiều. Tương tự như vậy, nếu số chỉ số RSI xuống dưới 30, Bitcoin được nhận định là quá bán và do đó sẽ tăng giá.
Fibonacci Retracement

Trong phân tích Bitcoin, việc giao dịch dựa trên tâm lý thị trường và xu hướng là chưa đủ, nếu bạn muốn dự đoán được mức độ điều chỉnh giá trong tương lai là bao nhiêu.
Do đó, đối với thị trường đang có xu hướng (bất kể tăng hay giảm), trader sẽ sử dụng chỉ báo Fibonacci Retracement (thoái lui Fibonacci) để khám phá các mức giá điều chỉnh trong tương lai.
Dựa vào dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13,21,…) công cụ Fibonacci Retracement giúp bạn dự đoán được mức độ điều chỉnh giá Bitcoin (ở thị trường giao ngay).
Nhờ vào đó, trader có thể dùng các giá trị điều chỉnh để dùng làm mức chốt lời, dừng lỗ, xác định ngưỡng kháng cự, hỗ trợ,…
Dải Bollinger (Bollinger Band, dải BB)

Dải BB là một chỉ báo kỹ thuật được John Bollinger xây dựng để đo lường sự biến động và xác định xu hướng.
BB giúp trader xác định xem mức giá đang di chuyển trong phạm vi đang diễn ra, hay chuẩn bị có sự thay đổi.
Dải BB bao gồm 2 dải: dải trên và dải dưới và một đường SMA ở giữa. Sự mở rộng và co thắt của 2 dải cho biết được độ biến động của thị trường như thế nào.
Trong thị trường đầy biến động, các dải sẽ mở rộng khi dải trên và dải dưới phân kỳ (tách nhau ra), ngược lại ở thị trường ổn định, 2 dải này sẽ co lại tạo nên vùng co thắt (squeeze).
Nếu như bạn quan sát thấy giá Bitcoin khi giá đóng cửa nằm trên dải trên, thì thị trường đang quá mua, từ đó bạn có thể đặt lệnh bán khống.
Ngược lại, nếu giá Bitcoin khi đóng cửa nằm dưới dải dưới, tài sản đang quá bán và bạn có thể đặt lệnh mua vào Bitcoin.
Chỉ báo OBV

OBV là một chỉ báo tích lũy sử dụng khối lượng để dự đoán sức mạnh của xu hướng và các biến động giá có thể xảy ra.
Nếu giá của một tài sản kỹ thuật số tăng, giá trị OBV sẽ tăng cho thấy nhiều người mua hơn.
Mặt khác, nếu giá giảm, giá trị OBV giảm cho thấy giá tài sản kỹ thuật số có thể giảm.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD là một chỉ báo thường xuyên dùng để phân tích kỹ thuật Bitcoin để xác định xu hướng và động lượng thị trường. Nói đơn giản, MACD giúp bạn biết xu hướng hiện tại của Bitcoin là tăng hay giảm, và biến động giá là mạnh hay yếu.

Chỉ báo MACD gồm 3 thành phần:
- Đường MACD: là hiệu số giữa đường trung bình động chậm và đường trung bình động nhanh (cách tính = SMA 26 – SMA 12)
- Đường tín hiệu: dự báo dao động, đưa ra tín hiệu giao dịch (là đường SMA 9)
- Histogram: là biểu đồ thanh, được tính bằng hiệu số giữa đường MACD và đường tín hiệu
Cách căn bản nhất để dùng chỉ báo MACD là để ý đường MACD và đường tín hiệu (signal line).
Khi hai đường này chạy song song, xu hướng đang diễn ra là mạnh, và khi chúng bắt đầu cắt nhau, đó là điểm dự báo xu hướng đảo chiều có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể dự báo xu hướng trong tương lai dựa vào biểu đồ Histogram.
Xem thêm: Cách Xác Định Xu Hướng Thị Trường Như Một Chuyên Gia
4. Các chỉ báo khác để phân tích Bitcoin

Ngoài các chỉ báo kể trên, trader còn sử dụng những chỉ báo phức tạp hơn trong phân tích tiền điện tử bao gồm:
Mây Ichimoku Kumo

Mây Ichimoku Kumo là một công cụ tổng hợp rất nhiều chỉ báo bên trong, bao gồm ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, công cụ động lượng và xác định xu hướng. Mây Ichimoku được tạo thành từ 5 đường giá mà một đám mây bao phủ trên biểu đồ.
Heikin Ashi
Heikin Ashi là biểu đồ thanh trung bình, được dùng để dự đoán xu hướng và mức giá trong tương lai.
5. Kinh nghiệm khi phân tích Bitcoin
Vấn đề quan trọng đối với mỗi trader là bạn phải xác định xu hướng đầu tư của mình là gì. Bạn là người giao dịch ngắn hạn để kiếm tiền hay mua để tích trữ, đầu tư lâu dài.
Nếu bạn là người chơi Bitcoin kiếm tiền ngắn hạn, bạn cần học cách sử dụng các chỉ báo kể trên, tìm cơ hội giao dịch theo xu hướng hiện có, kết hợp với thông tin cập nhật liên tục về Bitcoin vì đây là loại tài sản biến động rất nhanh.
Các thông tin Bitcoin tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư (mua hay bán) trong ngắn hạn, là nguồn tín hiệu cực kỳ nhạy.
Ví dụ như khi Elon Musk tuyên bố chấp nhận thanh toán Bitcoin cho Tesla, giá Bitcoin đã nhảy vọt liên tục. Đến khi ông ấy tuyên bố không nhận thanh toán bằng Bitcoin, thị trường đã giảm giá ngay lập tức.
Nếu bạn là người đầu tư Bitcoin dài hạn, việc phân tích giá Bitcoin để tìm mức giá thấp nhất có thể mua vào và giữ trong vài tháng đến vài năm sẽ là chiến lược tốt hơn, đỡ mệt mỏi hơn.
Kết luận
Phân tích Bitcoin là lĩnh vực khá thú vị, hiện tại có rất nhiều chỉ báo về Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung có độ chính xác khá cao. Trong thực tế, các trader sẽ kết hợp nhiều chỉ báo để tìm tín hiệu hợp lưu (confluence) nhằm tăng độ chính xác khi dự đoán.
Nếu bạn đã học qua các chỉ báo trên, còn chần chờ gì mà không thử tự phân tích giá Bitcoin với tài khoản dùng thử?
╴╴╴╴╴╴╴╴╴
Luyện tập phân tích Bitcoin bằng tài khoản demo

Nguyễn Liệu – Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ sử dụng các kiến thức được tổng hợp và đúc kết để cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác.