Scalping là một phong cách giao dịch quen thuộc trong đầu tư ngoại hối, hay còn gọi là cách “đánh nhanh thắng nhanh”. Scalping, còn gọi là giao dịch lướt sóng, giúp bạn có thể kiếm được nhiều khoảng tiền lời nhỏ và tích tiểu thành đại. Tuy nhiên, chiến lược scalping không dành cho tất cả mọi người.
Trong bài viết này, Lotforex sẽ giới thiệu những vấn đề quan trọng nhất trong giao dịch scalping gồm:
- Scalping là gì? Scalper là gì?
- Scalping có phù hợp với bạn không? Cách để xác định
- So sánh Scalping và Day-trading
- Các chiến lược scalping hiệu quả nhất
Tải Hướng Dẫn Chiến Lược Scalping PDF Miễn Phí!!!!
- Giao dịch lướt sóng là gì? Scalping là gì?
- Scalping là chiến lược có rủi ro cao
- Các tài sản phù hợp với chiến lược scalping
- Tại sao nên giao dịch Scalping?
- Ưu điểm và khuyết điểm của Scalping
- Những lưu ý quan trọng về scalper
- Giao dịch scalping so với Giao dịch trong ngày (Day Trading)
- Các chiến lược scalping đơn giản và hiệu quả nhất
- Lời cuối
Giao dịch lướt sóng là gì? Scalping là gì?
Giao dịch lướt sóng là một chiến lược giao dịch Forex trong đó trader sẽ thực hiện nhiều giao dịch để chốt lợi nhuận nhỏ ở khung thời gian ngắn, thường là khung 1 phút và khung 5 phút.
Tại sao nhiều trader lại chọn Scalping?
- Lý do nhiều trader chọn giao dịch scalping vì trên các khung thời gian ngắn, tài sản sẽ biến động liên tục, tạo nhiều cơ hội để thực hiện giao dịch.
- Khi lướt sóng, trader có thể mở và đóng giao dịch trong chỉ vài phút, dựa vào những chuyển động nhỏ trên thị trường, mở rộng quy mô và kiếm lợi nhuận lớn.
Trader giao dịch lướt sóng được gọi là scalper.
Ví dụ về giao dịch scalping:
Trader A mở lệnh mua cặp EUR/USD trong khung thời gian 1 phút.
Sau 30 giây, anh ta đạt lợi nhuận 2 pip và kết thúc giao dịch này.
Anh ấy lặp lại quá trình này liên tục, cộng dồn các khoản lợi nhuận nhỏ này lại để tạo một khoản tiền lớn hơn nhiều lần.
Scalping là chiến lược có rủi ro cao
Scalping cần trader phải thiết lập lệnh quản lý rủi ro cẩn thận, và scalper phải là kiểu người có tính kỷ luật cao. Lý do là vì chiến lược scalping sẽ không giữ lệnh quá lâu, do đó một khi giao dịch thua lỗ, trader phải đóng lệnh vì nếu để khoản lỗ quá lớn sẽ mất hết tất cả các khoản lợi nhuận đã kiếm được trong ngày.
Thêm vào đó, scalper cần kỷ luật, bám sát chiến lược giao dịch đã đặt ra vì phải mở đóng lệnh liên tục trong ngày. Nếu scalper “lơ đãng” chừng 5 phút thì thị trường đã biến đổi không ngờ.
Những lưu ý quan trọng về giao dịch lướt sóng
- Scalper phải có một chiến lược thoát lệnh nghiêm ngặt vì một khoản lỗ lớn có thể loại bỏ nhiều khoản lợi nhuận nhỏ mà nhà giao dịch đã làm việc để có được.
- Scalper cần có công cụ phù hợp — dữ liệu trực tiếp, nhà môi giới khớp lệnh nhanh và tài khoản đủ lớn để thực hiện nhiều giao dịch — đây là những điều kiện cần thiết trong scalping.
- Một scalper thuần túy sẽ thực hiện hàng trăm giao dịch mỗi ngày
Các tài sản phù hợp với chiến lược scalping
Không phải cặp tỷ giá nào cũng phù hợp với scalping mà chỉ có một vài cặp tỉ giá có phí giao dịch thấp, chuyển động giá cao mới có hiệu quả. Bên dưới là các cặp tỷ giá thường được giới scalper sử dụng:
- Cặp tỉ giá chính: EUR/USD, USD/CHF, GBP/USD, USD/JPY
- Cặp tỉ giá phụ: AUD/JPY, NZD/JPY, EUR/AUD.
- Cặp tỉ giá khác: USD/SEK, USD/ZAR, USD/TRI, NOK/USD, BRL/USD
Tại sao nên giao dịch Scalping?
Lý do tại sao rất nhiều trader chọn scalping làm chiến lược giao dịch chính vì họ tin rằng chuyển động ngắn hạn trên thị trường dễ phân tích, dễ kiếm lời hơn so với đầu tư dài hạn.
Hãy quan sát ví dụ về lợi nhuận của scalping:
Trader A giao dịch một lô tiêu chuẩn EUR/USD, giá trị trung bình một pip khoảng 10 USD. Giả sử A thực hiện 30 giao dịch trong ngày, trong đó 10 thua lỗ (trung bình 2 pip) 20 thắng (trung bình 2 pip).
Như vậy A sẽ thu được 200 USD lợi nhuận trong hôm đó.
Rõ ràng, scalping mang lại lợi nhuận cao nếu áp dụng đúng. Tuy nhiên phương pháp lướt song cũng có một số giới hạn. Hãy xem xét ưu điểm và khuyết điểm của chiến lược scalping một cách chi tiết:
Ưu điểm và khuyết điểm của Scalping
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Có thể đạt lợi nhuận cao nếu: thực hiện chính xác và có chiến lược thoát lệnh nghiêm ngặt | Chi phí giao dịch cao |
Nhiều cơ hội tận dụng chuyển động nhỏ trên thị trường | Cần đòn bẩy lớn hơn để tạo ra lợi nhuận |
Không cần phải dựa trên phân tích cơ bản | Tốn thời gian đòi hỏi mức độ tập trung cao |
Rất ít liên quan đến rủi ro thị trường (hiệu suất tổng thể của toàn thị trường) | |
Thị trường hai chiều: có thể sử dụng được trong thị trường đi lên hoặc đi xuống | |
Có thể tự động hóa |
Những lưu ý quan trọng về scalper
- Scalping đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỷ luật, nguồn vốn và khả năng chịu lỗ.
- Vì giao dịch với đòn bẩy cao, độ rủi ro lớn nên scalper cần phải có biện pháp quản lý vốn an toàn, nếu không sẽ dễ bị cháy tài khoản.
- Vì chỉ thu lời ở những khoảng thời gian ngắn, số pips ít nên các Scalper chỉ nên giao dịch các cặp tiền tệ có spread thấp thì mới hiệu quả.
- Scalperchỉ nên giao dịch trong khoảng thời gian thị trường có tính thanh khoản cao, spread thấp. Đó là các khoảng thời gian trùng giữa các phiên Âu – Mỹ, Á – Âu, Á – Úc.
Scalping chắc chắn không dành cho tất cả mọi người
Giao dịch scalping có mức độ rủi ro cao và phải theo dõi thị trường, quan sát biểu đồ giá liên tục, nên đối với người đi làm giờ hành chính sẽ khó khả thi.
Đối với những trader khác, hãy cân nhắc những vấn đề sau đây để đánh giá xem scalping có thực sự phù hợp với bạn hay không:
Scalping phù hợp với bạn nếu
- Bạn muốn giao dịch nhanh chóng và muốn thắng/ thua nhanh chóng.
- Bạn muốn có nhiều cơ hội giao dịch.
- Bạn không muốn giữ giao dịch qua đêm để cắt chi phí và tránh rủi ro thị trường
- Bạn hài lòng với lợi nhuận nhỏ từ nhiều giao dịch
Scalping không phù hợp với bạn nếu
- Bạn không muốn mở và đóng giao dịch liên tục
- Bạn thích giao dịch và giữ lệnh trong vài giờ (day trading)
- Bạn không thoải mái với chiến lược giao dịch rủi ro cao.
Gợi ý: bạn có thể mở tài khoản Demo trên Mitrade miễn phí để sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật ngay trên nền tảng giao dịch để thực tập chiến lược giao dịch ngay mà không cần phải dùng bất kỳ phần mềm phân tích nào bên ngoài!
Giao dịch scalping so với Giao dịch trong ngày (Day Trading)
Giao dịch Scalping và Day trading là hai chiến lược rất khác nhau:
day trader là những người sử dụng hệ thống giao dịch trong ngày, trong khi scalper là những người sử dụng chiến lược lướt sóng thị trường ở khung thời gian ngắn. Cả hai có nhiều khác biệt về hệ thống giao dịch, quy mô giao dịch, kinh nghiệm thị trường và thời gian có kết quả giao dịch.
So sánh sự khác biệt scalper và day trader:
- Sự khác biệt về khung thời gian
- Scalper dùng khung thời gian rất ngắn, thường từ 1 đến 2 phút trên thị trường
- Day trader dùng khung thời gian dài, thường là 1 đến 2 giờ trên thị trường.
2. Sự khác biệt về quy mô tài khoản
- Scalper có quy mô tài khoản lớn (giao dịch lô lớn, dùng đòn bẩy cao) và chấp nhận rủi ro cao trên thị trường.
- Day trader có quy mô tài khoản trung bình, thấp hơn scalper.
3. Sự khác biệt về kinh nghiệm thị trường
Scalper biết thị trường và có thể hiểu được xu hướng thị trường. Họ đặt giao dịch trên thị trường mà không cần chờ đợi kết quả. Họ biết thị trường có xu hướng tăng hay giảm và chờ đợi đóng giao dịch để kiếm lợi nhuận.
4. Sự khác biệt về kết quả
- Scalper có được kết quả của họ ngay lập tức
- Day trader có được kết quả trong ngày.
Các chiến lược scalping đơn giản và hiệu quả nhất
Chúng ta sẽ xem xét các chiến lược giao dịch scalping hiệu quả nhất, và các chỉ báo hữu hiệu nhất khi giao dịch theo phương pháp lướt sóng này.
- Chiến lược dựa trên Stochastic oscillator
- Chiến lược dựa trên đường MA
- Chiến lược dựa trên Parabolic SAR
- Chiến lược sử dụng chỉ báo RSI
1. Chiến lược dựa trên Stochastic oscillator (chỉ số dao động ngẫu nhiên)
Stochastic oscillator là chỉ báo động lượng, dùng để so sánh giá hiện tại của tài sản so với giá trong một quãng thời gian (tùy trader có thể thiết lập chu kỳ khác nhau). Cấu tạo của SO gồm 4 đường: đường %K, đường %D, đường biên trên và dưới.
Cách vào lệnh với SO
- Scalper dùng chỉ số SO trong thị trường có xu hướng cụ thể để nắm bắt được chuyển động thị trường.
- Khi chỉ báo SO đi đến điểm cực đại ở hai biên, có khả năng giá sẽ chuyển biến.
- Scalper cần đặc biệt lưu ý nơi %K cắt %D: đây là điểm vào lệnh.
- Dừng lỗ và chốt lời khi SO vượt qua đường biên trên/ dưới
Scalping với SO trong thị trường tăng
Ở biểu đồ giá Brent, khung thời gian 3 phút, ta có thể thấy:
- Thị trường đang có xu hướng tăng
- Các điểm thấp trên đường SO (đánh dấu bằng mũi tên) là nơi để đặt lệnh Mua vào (đường %K và đường %D cắt nhau tại 20).
- Vị trí đóng lệnh là khi SO lên đến 80 (quá bán), hoặc khi thị trường đang đổi xu hướng (xu hướng giảm (đường %K nằm dưới đường %D).
Scalping với SO trong thị trường giảm
Ngược lại, với chỉ báo SO, scalper có thể tìm điểm vào lệnh Bán Khống ở thị trường có xu hướng giảm (đánh dấu bằng mũi tên), và chốt lời khi SO xuống dưới 20.
2. Chiến lược dựa trên đường MA (trung bình di động)
Cách scalping đơn giản thứ hai là dựa trên các đường trung bình di động. MA là đường trung bình chuỗi giá của tài sản trong khoảng thời gian xác định. Khi dùng MA trong scalping, scalper sử dụng 2 đường MA ngắn hạn (MA-5; MA-20) và 1 đường MA dài hạn (MA-200) để tìm xu hướng giao dịch.
Cách vào lệnh Scalping với MA
- Khi dùng MA trong scalping, scalper sử dụng 2 đường MA ngắn hạn (MA-5; MA-20) và 1 đường MA dài hạn (MA-200) để tìm xu hướng giao dịch.
- Sau khi có được xu hướng, dựa vào giao điểm của MA-5 và MA-20 để tìm ra điểm vào lệnh.
Scalping với MA trong thị trường tăng
Ở biểu đồ giá EUR/USD trên, khung thời gian 3 phút, scalper bật 3 đường MA. Ta có thể thấy:
- Thị trường có xu hướng tăng (MA-200 tăng – màu đỏ)
- Các điểm cắt nhau giữa MA-5 và MA-20 (xanh lá và xanh dương) là vị trí để vào lệnh giao dịch Mua vào (đánh dấu bằng mũi tên).
Scalping với MA trong thị trường giảm
- Thị trường có xu hướng giảm (MA-200 giảm – màu đỏ)
- Các điểm cắt nhau giữa MA-5 và MA-20 (xanh lá và xanh dương) là vị trí để vào lệnh giao dịch Bán khống (đánh dấu bằng mũi tên).
3. Chiến lược dựa trên Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ báo kỹ thuật dễ hiểu, thể hiện xu hướng thị trường, và scalper thường tận dụng để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh. SAR là viết tắt của “Stop and Reversal”, nghĩa là điểm mà thị trường sẽ “Dừng lại và Đảo chiều”.
Cách vào lệnh scalping với SAR
- Scalper bật chỉ báo Parabolic SAR, quan sát vị trí chấm tròn trên biểu đồ.
- Nếu giá nằm dưới SAR: Bán khống
- Nếu giá nằm trên SAR: Mua vào
Biểu đồ chỉ số chứng khoán Đức (DAX) ở khung thời gian 5 phút bên trên cho thấy:
- Scalper có thể bán khống khi giá nằm dưới SAR (chấm đỏ)
- Scalper có thể mua vào khi giá nằm trên SAR (chấm xanh)
4. Chiến lược sử dụng chỉ báo RSI
Chiến lược scalping cuối cùng mà trader thường áp dụng là sử dụng chỉ báo RSI. RSI là chỉ báo thể hiện biến động giá trong ngắn hạn, trong đó, RSI sẽ dao động từ 0 đến 100. Khi RSI >70 thể hiện thị trường quá mua và <30 thể hiện thị trường quá bán.
Chiến lược RSI rất dễ sử dụng, tuy nhiên ta có thể “tinh chỉnh” thêm một chút để tạo ra hệ thống vào lệnh mua bán, dừng lỗ chặt chẽ, thích hợp cả người mới bắt đầu và có kinh nghiệm.
Thiết lập RSI
- Ta sử dụng RSI 2 chu kỳ và chỉnh ngưỡng quá mua lên 90, quá bán về 10 thay vì 70 và 30 (Mục đích là nắm bắt được chuyển động giá nhanh)
- Để xác định xu hướng, ta dùng đường EMA-55 thiết lập ở giá đóng cửa.
- Khi giá bên dưới đường EMA-55, ta tìm điểm vào lệnh Bán khống
- Khi giá bên trên đường EMA-55, ta tìm điểm vào lệnh Mua vào.
RSI để scalping mua vào
- Bước 1: Quan sát biểu đồ giá. Lúc này, giá đang giao dịch dưới EMA-55, sau đó phá vỡ và vượt lên EMA-55
- Bước 2: Quan sát RSI, chờ cho RSI xuống 10. Đây là tín hiệu mua vào.
- Bước 3: đặt lệnh mua vào, đặt dừng lỗ ở mức giá khi đóng cửa thấp gần nhất. Đặt chốt lời ở mức cao gấp 2 lần so với mức dừng lỗ.
Thông thường, khi giao dịch xoay vòng, bạn sẽ sử dụng các đường trung bình động trong thời gian dài hơn như khoảng thời gian 50 hoặc 200, nhưng khi mở rộng quy mô, bạn cần thời gian EMA ngắn hơn để tìm động lượng thay đổi nhanh chóng.
Lời cuối
Giao dịch scalping cần trader phải có kỷ luật nghiêm ngặt và thời gian quan sát biểu đồ liên tục. Đây là chiến lược giao dịch không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn muốn giao dịch scalping, cách tốt nhất là hãy đăng ký tài khoản Demo ở nền tảng giao dịch uy tín, thử nghiệm giao dịch scalping với tiền ảo để xác định xem đây có phải là chiến lược dành cho bạn hay không mà không mất tiền gì cả.
Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa. Nicky Minh cho rằng, mỗi thị trường đầu tư đều có tiềm năng lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Nếu bạn xác định sẽ đầu tư tài chính, bạn cần hiểu rõ thị trường, tích lũy kiến thức và có kỷ luật đầu tư để đi đường dài.