Stablecoin Là Gì? Top 10 Stablecoin Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Stablecoin là một trong những loại Cryptocurrency nổi bật hiện nay. Chúng được thiết kế đặc biệt để duy trì một mức giá ổn định giữa những biến động mạnh của thị trường.

Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư loại tiền điện tử này? Cùng lotforex.vn tìm hiểu Stablecoin là gì và top 10 Stablecoin phổ biến nhất mà bạn nên biết trong bài viết dưới đây nhé!

Stablecoin là gì?

Stablecoin Là Gì? Định nghĩa stable coin | lotforex.vn

Stablecoin còn được gọi là đồng tiền ổn định, là một dạng tiền kỹ thuật số được phát triển dựa trên nền tảng BlockchainGiá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (USD, EUR, VND). 

Lấy ví dụ BUSD, một stable coin được phát triển bởi sàn Binance và Paxos, được bảo hộ bởi đồng USD theo tỉ lệ 1:1. Do đó, chúng ta có thể dùng 1 BUSD để giao dịch tương đương 1 USD bất kỳ lúc nào. 

Lý do thị trường tiền kỹ thuật số cần các stablecoin là vì hiện nay nếu chúng ta muốn chuyển đổi từ tiền pháp định (USD, EUR, VND) sang tiền mã hóa thì chi phí trung gian khá cao. Các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa sẽ chọn sử dụng stable coin làm phương tiện giao dịch trung gian, tránh chi phí phát sinh.

Ví dụ, thị trường crypto hiện nay đang bước vào chu kỳ mùa đông. Nếu bạn dự đoán giá trị tiền mã hóa sẽ còn tiếp tục giảm, bạn có thể chuyển tiền mã hóa đang giữ sang các stablecoin như USDC, BUSD, USDT… và chờ đến khi thị trường ổn định rồi giao dịch. Do các hoạt động giao dịch diễn ra thông qua stablecoin nên chi phí giao dịch hầu như không đáng kể. 

Ảnh chụp màn hình top 5 Stablecoin trên Coingecko vào thời điểm viết bài (6/2022).

Những ưu điểm của stablecoin 

Các stablecoin sở hữu các đặc tính gồm:

  • Giá ổn định hoặc biến động rất nhỏ
  • Có khả năng mở rộng và tiếp cận cao
  • Tính bảo mật cao 
  • Phi tập trung (không bị bất cứ ngân hàng trung ương hay tổ chức nào kiểm soát)

Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ có thể dùng Stablecoin như một nơi trú ẩn an toàn trước những thay đổi đột ngột của thị trường. Bằng cách dịch chuyển tài khoản sang stablecoin mà không cần chuyển sang dạng tiền pháp định (fiat). 

Với các doanh nghiệp, Stablecoin có thể là phương thức thanh toán hiệu quả thay thế những phương pháp truyền thống khác khi những đồng tiền điện tử thông thường biến động rất nhanh và khó lường. Có thể nói, Stablecoin là “chiếc cầu nối” giữa thị trường điện tự với thị trường tài chính truyền thống.

Phân loại stablecoin

Lúc ban đầu, các stablecoin được xây dựng nhờ neo giá (pegging) vào tiền pháp định, và giá trị của stablecoin được duy trì nhờ tài sản thế chấp là tiền pháp định. 

Về sau, nhiều hình thức stablecoin được phát triển như thế chấp bằng tiền điện tử hoặc dựa trên thuật toán,…

Stablecoin thế chấp nhờ tiền pháp định

Stablecoin được thế chấp nhờ tiền pháp định là hình thức phổ biến nhất. Các stablecoin dạng này do các tổ chức phát hành với tỉ lệ đảm bảo là 1:1. Tức là, nếu muốn phát hành 1 đơn vị stablecoin, tổ chức phải có 1 USD trong tài khoản.

USDT, USDC, BUSD là 3 stable coin xây dựng trên cơ chế này. Vốn hóa của 3 stablecoin này lên đến hơn 90% thị trường stablecoin (vào thời điểm viết).

Stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử

Stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử dùng tiền mã hóa làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tiền mã hóa có độ biến động cao nên tỉ lệ đảm bảo thường lớn hơn 1:1. 

DAI là stablecoin thế chấp tiền mã hóa nổi bật nhất, được xây dựng và thế chấp bằng Ether (Ethereum blockchain) với tỉ lệ tối thiểu là 1.5: 1. Nghĩa là, cần có lượng Ether trị giá $150 để phát hành được 100 DAI (tương đương 100 USD)

Stablecoin thuật toán

Stablecoin thuật toán được xây dựng dựa vào các hợp đồng thông minh (smart contract) trên các blockchain. 

Cụ thể, nếu giá của stablecoin thấp hơn giá neo, hợp đồng thông minh sẽ kích hoạt tính năng đốt một phần stablecoin, giảm nguồn cung, từ đó tăng giá stablecoin về giá neo. Ở chiều ngược lại, khi giá stable coin cao hơn giá neo, hợp đồng thông minh sẽ tạo ra thêm stablecoin để duy trì mức giá.

Stablecoin thuật toán bộc lộ khuyết điểm, nhất là sau sự cố đồng UST của Terra Labs bị tấn công năm 2022, khiến thị trường nghi ngại về sự an toàn của hình thức này.

Top 10 Stablecoin Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Top 10 Stablecoin Phổ Biến Nhất Hiện Nay - lotforex.vn

1. Tether

Tether (ký hiệu: USDT) là đồng stablecoin phổ biến nhất hiện nay. Trên Coingecko, USDT đứng vị trí số 1 trên thị trường stablecoin, với hơn 346 sàn giao dịch chấp nhận Tether và khối lượng giao dịch mỗi ngày lớn gấp 10 lần so với đồng tiền đứng thứ 2 (USDC).

Ở thời điểm viết bài, USDT cũng là loại tiền mã hóa có vốn hóa đứng thứ 3 toàn thị trường (chỉ sau BTC và ETH).

Tether là một trong những loại stablecoin tốt nhất hiện tại vì tính ổn định, tốc độ giao dịch nhanh, phí giao dịch lại cực kỳ thấp. Tuy nhiên, Tether cũng gặp những chỉ trích về độ minh bạch vì nhà đầu tư nghi ngờ lượng USD thế chấp trong ngân hàng không đủ ở tỉ lệ 1:1.

>>> Tìm hiểu thêm về USDT là gì? Stablecoin có thực sự stable?

2. USDC

Đồng USD Coin (ký hiệu: USDC) đứng vị trí thứ hai trong danh sách các stablecoin phổ biến, được Centre, một tổ chức được công ty Circle, một số thành viên của sàn Coinbase, và Biman đồng sáng lập. USDC được phát hành dựa trên thế chấp USD, tuy nhiên vào tháng 6 năm 2021, Circle thông báo “USDC được thế chấp bằng các tài sản dự trữ.” 

Ngoài chức năng thanh toán như USDT, USDC còn có một tính năng thú vị là đầu tư và cho vay trên nền tảng Defi. Nói đơn giản, bạn có thể mua USDC, gửi lấy lãi suất trên nền tảng Circle Yield với lãi suất cố định. 

>>> Tìm hiểu thêm về USDC Là Gì? USDC Vs USDT Đồng Stablecoin Nào Tốt Hơn

So sánh giữa gửi tiết kiệm kho bạc Hoa Kỳ, mua trái phiếu, lợi nhuận trên Circle và các phương án cho vay khác. (nguồn: circle )

Tuy nhiên, mặt bất lợi của USDC nằm ở phí giao dịch. Lý do là vì USDC được xây dựng trên Ethereum (ERC20 token), do đó phí giao dịch của USDC có thể tăng cao khi Ethereum bị nghẽn mạng.

3. Binance USD

Đồng Stablecoin Binance USD (ký hiệu: BUSD), phát hành bởi Binance và công ty Paxos, là stablecoin phổ biến thứ 3 trong danh sách. 

BUSD được sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) được phê duyệt và quản lý. Đây là stablecoin duy nhất được quản lý bởi một cơ quan giám sát, được audit bởi các tập đoàn kế toán quốc tế. Do đó, độ an toàn của BUSD cực kỳ cao. 

Bạn có thể sử dụng đồng tiền này để giao dịch trên sàn Binance cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn như giảm phí giao dịch, tăng lãi suất… Các nhà đầu tư có thể mua bán BUSD trên các sàn giao dịch đã niêm yết đồng tiền này như Binance, PancakeSwap…

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách mua coin trên Binance cho người Việt Nam 2022

4. DAI

DAI (ký hiệu: DAI) là stablecoin được phát hành bởi MakerDAO, một tổ chức tài chính phi tập trung. DAO được xây dựng dựa trên các tài sản crypto thế chấp trên MakerDAO. Người dùng có thể ký gửi tiền mã hóa trên MakerDAO để mượn một loại tiền mã hóa khác. 

5. FRAX

Frax là stablecoin theo thuật toán phân số, được xây dựng dựa trên tài sản thế chấp và thuật toán. FRAX là mã nguồn mở, không cần sự cho phép và hoàn toàn trên chuỗi. Hiện tại FRAX đứng thư 5 về độ phổ biến trong danh sách stablecoin, được giao dịch ở khoảng 25 sàn giao dịch.

Điểm độc đáo của Frax là được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp và thuật toán. Tỷ lệ thế chấp và thuật toán phụ thuộc vào giá thị trường của đồng FRAX. Nếu FRAX đang giao dịch ở mức trên 1 đô la, giao thức sẽ giảm tỷ lệ tài sản thế chấp. Nếu FRAX đang giao dịch ở mức dưới 1 đô la, giao thức sẽ tăng tỷ lệ tài sản thế chấp.

6. TrueUSD (TUSD)

TrueUSD (ký hiệu: TUSD) là một stablecoin quy đổi với USD ở tỷ lệ 1: 1. Lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 1 năm 2018, TrueUSD kể từ đó đã phát triển để kết hợp gần 400 triệu đô la token TUSD. 

TrueUSD là một trong số các stablecoin tiền điện tử được quản lý bởi TrustToken, một nền tảng để mã hóa các tài sản trong thế giới thực.

Cũng như các stablecoin khác, TrueUSD nhằm mục đích tạo điều kiện tăng tính thanh khoản và cung cấp cho các nhà giao dịch tiền điện tử và người dùng nói chung một tài sản không biến động liên quan đến các mã thông báo thả nổi tự do như Bitcoin (BTC).

7. Pax Dollar (USDP)

Pax Dollar (ký hiệu: USDP) là một loại stablecoin dựa trên thế chấp phẳng. Pax Dollar (USDP) được phát hành dưới dạng mã thông báo ERC-20 trên chuỗi khối Ethereum và được thế chấp 1: 1 thông qua USD được giữ trong các tài khoản ngân hàng Hoa Kỳ do Paxos sở hữu.

8. Neutrino USD (USDN)

Neutrino USD (ký hiệu: USDN) là một stablecoin tiền điện tử được thế chấp bằng thuật toán được gắn với đồng đô la Mỹ. Tất cả các hoạt động liên quan đến USDN, chẳng hạn như phát hành, thế chấp, đặt cược và thanh toán phần thưởng, đều minh bạch và được điều chỉnh bởi hợp đồng thông minh.

9. USDD

USDD là một stablecoin được phát hành bởi TRON DAO Reserve với mức giá ổn định và được ứng dụng rất đa dạng. USĐ hoạt động theo cơ chế cho phép USDD tự ổn định trước bất kỳ biến động giá nào và giúp củng cố giá trị của USDD như một loại tiền tệ thanh toán thực sự. 

10. XAUT

XAU ₮ là tài sản kỹ thuật số do TG Commodities Limited cung cấp. Một mã thông báo XAU đại diện cho một ounce vàng ròng trên một thỏi vàng London Good Delivery.

Người sở hữu XAU ₮ nhận được lợi ích kết hợp của cả tài sản vật lý và tài sản kỹ thuật số. Chủ sở hữu mã thông báo XAUt sẽ có thể tận hưởng quyền sở hữu vàng trong khi tránh những nhược điểm liên quan đến vàng vật chất, chẳng hạn như chi phí lưu trữ cao và khả năng tiếp cận hạn chế.

Stablecoin dùng để làm gì?

Phương tiện giao dịch tiền điện tử

Đầu tiên, như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu, như một tài sản trú ẩn an toàn cho tiền điện tử.

Khi bạn thấy giá tiền điện tử trong tài khoản mình có thể giảm, hãy đổi tiền điện tử thành một stablecoin và chờ đợi cơ hội tiếp theo để giao dịch lại.

Giao dịch xuyên biên giới tốc độ cao, phí thấp

Trong các giao dịch xuyên biên giới, giao dịch bằng stablecoin không chỉ nhanh hơn mà phí xử lý cũng có thể thấp hơn.

Tiền điện tử có thể được giao dịch 24 giờ một ngày, không giống như chuyển tiền ngân hàng truyền thống, cần phải được điều phối với giờ làm việc của ngân hàng và có thể mất vài ngày làm việc để nhận. 

Ngoài ra, chuyển tiền xuyên biên giới truyền thống thường có phí xử lý thấp hơn. 

Thanh toán: Mua hàng hóa hoặc dịch vụ

Đã có một số hàng hóa và dịch vụ đang dần chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán. Đồng tiền ổn định với giá trị thị trường cao và khối lượng giao dịch lớn cũng là loại tiền tệ dễ được chấp nhận hơn.

Ví dụ: phương tiện truyền thông độc lập bên phương tiện chấp nhận tiền điện tử bao gồm USDC, DAI, v.v.; PornHub cũng chấp nhận thanh toán tiền điện tử bao gồm cả USDT.

Có nên đầu tư Stablecoin hay không?

Câu trả lời phụ thuộc vào mục đích bạn mua Stablecoin để làm gì? Bạn nên đầu từ vào Stablecoin khi được trang bị kiến thức đầy đủ. Có ba lý do để bạn cân nhắc đầu tư loại tiền này:

  • Thứ nhất, Stablecoin được định giá theo tiền tiền pháp định nên bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa stablecoin và các loại coin (bitcoin và altcoin) một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 
  • Thứ hai, Stablecoin có độ ổn định cao hơn so với thị trường coin truyền thống. Trader có thể đa dạng danh mục đầu tư bằng cách mua Stablecoin
  • Cuối cùng, khi thị trường biến động và giảm giá mạnh, Stablecoin sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của bạn. 

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đầu Tư Stablecoin

Stablecoin có ưu và nhược điểm gì?

Stablecoin có các ưu điểm nổi bật là tính ổn định về giá khi giao dịch. Đồng thời, chúng hỗ trợ các nhà đầu tư và trader “tránh bão” khi thị trường giảm giá mà không cần phải đổi sang tiền Fiat (USD, VNĐ,..)

Bên cạnh đó, Stablecoin cũng có những nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Đa số Stablecoin đều do một tổ chức phát hành nên tổ chức này nắm quyền kiểm soát và chi phối, cách thức hoạt động tương tự như tiền pháp định được quản lý bởi ngân hàng trung ương. Ngoài ra, giá của Stablecoin được neo theo giá tiền pháp định nên về cơ bản vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô. 

Những rủi ro khi đầu tư Stablecoin?

Stablecoin được đảm bảo bằng các tài khoản của nhà phát hành, các tài khoản này có nguy cơ bị tịch thu nếu hoạt động không minh bạch và có dấu hiệu sai phạm. Ngoài ra, Stablecoin có thể bị chi phối và thao túng bởi các tổ chức lớn. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp lên tài sản của các nhà đầu tư. Đặc biệt, những rủi ro liên quan đến thao tác thuật toán có thể tạo ra “lỗ hổng” có thể tác động đến toàn bộ thị trường, 

Người tham gia có thể theo dõi giao dịch của mình hay không?

Tất nhiên là có. Các giao dịch của bạn sẽ được thực hiện thông qua công nghệ Blockchain một cách công khai nên bạn có thể theo dõi bất cứ giao dịch nào đang diễn ra trên thị trường, kể cả những giao dịch không phải của bạn. 

Stablecoin có mức giá bao nhiêu?

Stablecoin được xem như một loại tài sản tự định giá, được quyết định bởi cung cầu trên thị trường. Đồng tiền này sẽ được đảm bảo bằng một loại tiền pháp định tương ứng nên mức định giá cũng khác nhau. 

Tạm kết

Vậy là, bạn vừa điểm qua những thông tin bổ ích về Stablecoin cũng như top 10 Stablecoin phổ biến nhất hiện nay. Chắc hẳn, bạn đã có cái nhìn khái quát về đồng tiền điện tử này và những tiềm năng của chúng. Tuy nhiên, Stablecoin vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính phi tập trung và khả năng bị các tổ chức tài lớn trên thị trường thao túng.

Hãy là một nhà đầu tư thông thái bằng cách tìm hiểu thật kỹ về chúng trước khi đưa ra quyết định giao dịch nhé! 

[Total: 1 Average: 5]

Viết một bình luận