Xác định xu hướng thị trường – “Xu hướng là bạn”
Có một câu nói vô cùng phổ biến trong giới đầu tư “Xu hướng là bạn, đến khi xu hướng kết thúc và đảo chiều”. (Nguyên gốc “The trend is your friend, until the end when it bends.”)
Xác định xu hướng thị trường (trend) là một trong những vấn đề cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên có một vấn đề thường xảy ra đối với các trader mới đó là hay bị nhầm lẫn các xu hướng thị trường trên khung thời gian khác nhau.
Lấy ví dụ, bạn giao dịch Ethereum, khi bật biểu đồ giá ở khung thời gian 5 min, 10 min, thì quan sát thấy xu hướng tăng (uptrend).
Tuy nhiên, khi chỉnh về khung thời gian 1 ngày, 1 tuần thì giá Ethereum lại đang trong xu hướng giảm (downtrend).
Vậy cuối cùng, giá Ethereum đang trong xu hướng nào? Thị trường đang tăng giá hay giảm giá?
May thay là trong bài viết này, bạn sẽ học được các xác định xu hướng thị trường (forex, tiền ảo, vàng,…) như một chuyên gia với 3 bước đơn giản từ lotforex.vn.
🔔 Nên mở tài khoản chơi Forex ở đâu? Xem danh sách sàn forex tại Việt Nam
Xu hướng là gì? Định nghĩa về xu hướng thị trường
Xu hướng (trend) là khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tài chính. Dựa vào thay đổi giá của tài sản trên biểu đồ giá, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhận định thị trường đang tăng giá hay giảm giá, mức độ tăng/ giảm giá có lớn không, động lượng của xu hướng có mạnh và bền vững hay không.
Với thông tin thu được từ xác định xu hướng thị trường (hay loại tài sản giao dịch nào đó), kết hợp với một số yếu tố phân tích khác sẽ giúp xác định nên đặt lệnh ở mức giá nào sẽ có khả năng sinh lời tốt nhất.
Ba loại xu hướng thị trường cần biết
Trước khi học cách xác định xu hướng, chúng ta cần phải làm rõ về các giai đoạn khác nhau xuất hiện trong một xu hướng.
Thị trường có thể diễn ra chỉ một trong 3 xu hướng: tăng giá, giảm giá, hoặc đi ngang.
Mỗi xu hướng diễn ra nhanh hay chậm, kéo dài bao lâu sẽ thay đổi liên tục, tuy nhiên diễn biến giá chỉ có thể nằm trong 3 xu hướng này.
1. Xu hướng tăng (Uptrend)
Xu hướng tăng là khi giá tài sản tăng lên, và trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một chuỗi các đỉnh cao hơn (Higher High) và đáy cao hơn (Lower High) của các mức giá.
Tại mỗi đáy cao hơn (LH), trader xác định đây là thời điểm tốt để mua vào. Dưới áp lực mua vào của nhiều trader đã tăng nhu cầu và do đó mức giá di chuyển lên cao.
2. Xu hướng giảm (downtrend)
Xu hướng giảm là khi giá tài sản giảm xuống, và trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một chuỗi các đỉnh thấp hơn (Lower High) và đáy thấp hơn (Lower Low) của các mức giá.
Tại các đỉnh thấp hơn (LH), trader xác định là họ đã kiếm đủ tiền, và đây là thời điểm nên rời khỏi thị trường. Khi các trader này (có thể) chấp nhận ở mức giá thấp hơn này và bán ra, sẽ tạo một áp lực giảm giá, kết quả hình thành xu hướng giảm.
3. Xu hướng đi ngang (sideway)
Xu hướng ngang xuất hiện khi mức giá đi ngang, trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một vùng giá mà ta không thể đưa ra kết luận gì vào giai đoạn này.
Cách xác định xu hướng như một chuyên gia
Ở phần này, bạn sẽ học được cách xác định xu hướng thị trường tài chính nói chung, và có thể áp dụng vào thị trường forex, hàng hóa, tiền ảo…tuy nhiên, bạn nên ghi nhớ là trước khi áp dụng các phương pháp bên dưới để xây dựng chiến lược giao dịch, bạn cần kiểm tra lại (backtest) tính khả thi trên loại tài sản mình giao dịch nhé.
Quay lại ví dụ đầu bài, làm sao bạn xác định chính xác mức giá ETH đang trong xu hướng tăng hay giảm?
Để xác định xu hướng chính xác, bạn cần làm 3 bước sau:
Bước 1: Xác định khung thời gian phụ thuộc vào chiến lược giao dịch của bạn.
Nếu bạn là một trader dài hạn, bạn chỉ quan tâm khung thời gian dài hạn mà mình đang giao dịch, ví dụ như khung 1 ngày hoặc 1 tuần.
Các biến động ở những khung thời gian nhỏ hơn (như 5 phút, 10 phút, 30 phút…) đều không cần chú ý đến, bởi vì mục tiêu của bạn là giao dịch dài hạn nên những biến động này sẽ không có ý nghĩa.
Ngược lại, nếu bạn là một trader theo ngày, bạn chỉ nên dùng khung thời gian giao dịch theo chiến lược hiện tại. Có thể đó là khung 1 phút, 5 phút nếu bạn giao dịch scalping, hoặc 30 phút, 1 giờ… nếu bạn giao dịch trong ngày (intraday, mua và bán ngay trong ngày).
Các biến động ở khung 1 ngày, thậm chí 1 tuần không có ý nghĩa, và bạn không nên bận tâm vì sẽ gây nhiễu.
Bước 2: Số lượng thanh giá (hoặc nến) trên biểu đồ phải đủ nhiều và ổn định.
Bạn phải đảm bảo biểu đồ của bạn phải có số lượng thanh đủ nhiều, khoảng 200 thanh trở lên, và số lượng phải ổn định trong suốt thời gian phân tích.
Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng thể chính xác hơn.
Bước 3: Sử dụng công cụ xác định xu hướng (hành động giá, chỉ báo…)
Một trong những công cụ đơn giản nhất để bạn có thể xác định xu hướng thị trường là quan sát biểu đồ giá và xem các Higher High (HH) và Higher Low (HL) trên biểu đồ:
- Nếu bạn thấy biểu đồ có nhiều HH thì có thể kết luận thị trường đang uptrend và có thể mua vào.
- Nếu bạn thấy biểu đồ có mức giá HH và HL khá bằng nhau, như vậy thị trường đang đi ngang ở khung thời gian quan sát. Bạn có thể mua vào hoặc bán ra.
- Nếu bạn thấy biểu đồ có nhiều LH thì có thể kết luận thị trường đang downtrend và có thể mua vào.
Lưu ý:
Xác định các HH và HL là bước đơn giản nhất trong cách xác định xu hướng thị trường. Mình đặt cách này ở vị trí đầu tiên vì bạn không cần dùng bất kỳ chỉ báo nào. Đây là một ví dụ thuần túy về Price Action.
Quá trình thực hiện rất dễ hiểu, dễ làm, tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất (hay tốt nhất) để xác định xu hướng.
Ngoài cách dùng Price Action, các Indicator xác định xu hướng như MA, ADX, SMA, MACD là những chỉ báo kỹ thuật quan trọng giúp bạn tìm ra xu hướng, độ mạnh yếu của xu hướng.
Indicator xác định xu hướng
Indicator xác định xu hướng là các chỉ báo kỹ thuật được tích hợp trên các nền tảng giao dịch như Mitrade, MT4/MT5, cTrader,…để bạn có thể tự động xác định xu hướng, độ mạnh yếu của xu hướng một cách trực quan nhất.
Sử dụng ADX để xác định xu hướng thị trường
Chỉ báo ADX là viết tắt từ Average directional movement index, nghĩa là chỉ báo hướng trung bình.
Chỉ báo hướng trung bình (ADX) là một chỉ báo xung lượng được sử dụng để xác định sức mạnh của xu hướng hiện tại.
Cách đọc chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX nếu trên 25 ám chỉ có một xu hướng mạnh đang diễn ra. Nếu giá trị ADX dưới 20, có nghĩa là xu hướng yếu hoặc không có xu hướng nào cả.
Chỉ báo ADX được tạo từ 2 đường riêng biệt gồm đường +DI và – DI, trong đó, +D là Chỉ báo Định hướng Tích cực (+ DI) và – DI là Chỉ báo Định hướng Tiêu cực.
Sự giao nhau của +DI và -DI có thể là một tín hiệu để bạn mở một giao dịch.
Nếu + DI cắt từ dưới lên đường -DI và ADX trên 25, đây là tín hiệu để đặt lệnh mua (thị trường đang trong xu hướng tăng).
Mặt khác, nếu -DI cắt từ dưới lên đường + DI và ADX trên 25, đây là một tín hiệu để bán khống.
Ta thử xem xét ví dụ bên dưới về giao dịch cặp USD/JPY trên biểu đồ 30 phút.
Ở đây ta bật chỉ báo ADX 14 chu kỳ, hai đường +DI và -DI trên biểu đồ ở 20 và 25. Đường màu xanh lá cây là chỉ báo ADX. Các đường màu xanh lam và màu đỏ lần lượt là + DI và -DI.
Ta đặt lệnh bán khống khi khi -DI cắt từ dưới lên đường + DI và ADX trên 25 (thị trường xu hướng giảm).
Điểm cần lưu ý khi dùng ADX indicator xác định xu hướng
ADX là một trong những chỉ báo hữu hiệu để xác định xung lượng (độ mạnh yếu) của một xu hướng, và ta cũng có thể dùng hai đường +DI và -DI trong chỉ báo ADX để tìm ra điểm vào lệnh (nơi bắt đầu của xu hướng).
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ADX với mô hình giá (HH và HL) ở trên, hoặc các đường MA để tìm các xu hướng và khẳng định xu hướng. Và bạn nên ghi nhớ phải backtest phương pháp này trước khi áp dụng lên tài sản giao dịch của mình nhé.
Dùng đường trung bình đơn (MA) để xác định xu hướng thị trường
Các đường trung bình (Moving Average) là công cụ đơn giản khác để tìm ra xu hướng thị trường. Nói một cách đơn giản:
Khi mức giá ở trên đường MA, ta nói thị trường đang có xu hướng tăng và ngược lại, nếu mức giá rớt xuống thấp hơn đường MA, ta nói tài sản đang trong thị trường giảm.
Bên dưới là một ví dụ về xu hướng tăng ở cặp GBP/CHF khi dùng đường MA 200 chu kỳ (MA 200).
Trên biểu đồ có thể thấy trước khi xuất hiện xu hướng tăng, mức giá GBP/CHF đang trong giai đoạn củng cố, dao động lên xuống đường MA-200. Sau khi xuất hiện xu hướng, mức giá đã kiểm tra lại ở đường MA-200 (đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ vào lúc này).
Điểm cần lưu ý khi dùng MA để xác định xu hướng
MA là chỉ báo trễ, vì chúng dựa vào dữ liệu giá trong lịch sử, do đó diễn biến giá trong tương lai có thể khác với những gì chúng ta dự đoán. Bạn cần kết hợp MA với các chỉ báo khác để tăng độ chính xác.
Hoặc, bạn có thể dùng nhiều đường MA để xác định xu hướng (1 MA chu kỳ ngắn và 1 MA chu kỳ dài hơn) theo cách dưới đây.
Sử dụng nhiều đường MA để xác định xu hướng thị trường
Sử dụng nhiều đường MA là cách tốt hơn để củng cố thông tin, xác nhận xu hướng. Trong xu hướng tăng, mức giá sẽ nằm trên đường MA, bên cạnh đó, đường MA chu kỳ ngắn phải nằm trên MA chu kỳ dài.
Ngược lại, trong xu hướng giảm, mức giá sẽ nằm dưới đường MA, và đường MA chu kỳ ngắn phải nằm dưới đường MA chu kỳ dài.
Thử xem ví dụ bên dưới về giao dịch cặp GBP/JPY trên khung thời gian 4 giờ.
Ta thấy có 3 đường MA:
- MA 50 màu đỏ
- MA 100 màu xanh lá
- MA 200 màu xanh dương
Các đường MA xếp theo quy luật vừa kể trên. Bạn cũng thấy ở phần đầu của biểu đồ giá, 3 đường MA nằm sát nhau ở giai đoạn củng cố xu hướng.
Điểm cần lưu ý khi dùng nhiều MA
Dùng nhiều đường MA sẽ giúp xác định xu hướng chính xác hơn, bạn chỉ cần đợi các đường MA tuân theo quy luật nêu trên là được. Tuy nhiên, bất lợi là bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội để vào thị trường sớm hơn.
Những công cụ khác để xác định xu hướng thị trường
Ngoài 4 công cụ kể trên, bạn có thể xác định xu hướng bằng rất nhiều phương pháp khác, ví dụ như dùng chỉ báo MACD để xác định xu hướng (vì bản chất MACD được tạo từ các đường MA khác nhau), dùng Parabolic SAR cũng có thể xác định xu hướng.
Ngoài ra, nếu bạn đã nắm được 4 phương pháp đơn giản ở trên, hãy thử nâng cấp kỹ năng của mình với các chỉ báo liên quan như:
Chỉ số Swing tích lũy (ASI)– đánh giá xu hướng dài hạn thông qua những thay đổi về giá mở cửa, đóng cửa, giá cao và thấp.
ADX / DMS – đo lường sức mạnh hoặc điểm yếu của một xu hướng đang hoạt động và nó có thể tồn tại trong bao lâu trước khi đảo chiều.
Chỉ báo Alligator – sử dụng ba đường trung bình động được điều chỉnh bởi Fibonacci để xác định xu hướng và đảo chiều.
Tổng kết cách xác định xu hướng thị trường như chuyên gia
Có 3 bước cần phải thực hiện: Xác định khung thời gian (1), xác định số lượng thanh trên biểu đồ (2), chọn công cụ xác định xu hướng (3).
Có 4 công cụ đơn giản để xác định xu hướng gồm:
- Hành động giá: Quan sát HH và HL
- Dùng ADX
- Dùng MA
- Dùng nhiều MA
Có những chỉ báo xác định xu hướng khác như MACD, Parabolic SAR, Chỉ báo ASI, Chỉ báo ADX / DMS, Chỉ báo Alligator cung cấp thêm nhiều thông tin để tạo một chiến lược giao dịch theo xu hướng hoàn chỉnh.
Kết luận
Sau bài viết này, chắc chắn bạn đã nắm được cách đơn giản để xác định xu hướng thị trường vô cùng hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện. Bước tiếp theo, hãy thử áp dụng kiến thức vừa đọc với tài khoản Demo có tích hợp các chỉ báo kể trên, để củng cố kiến thức và nhớ lâu hơn nhé
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách dùng phần mềm phân tích VNtradingview
- Phân tích Top 8 Cách chơi Forex hiệu quả
- Đầu Tư Ngoại Hối: Mua Ngoại Tệ Ở Đâu?
Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa. Nicky Minh cho rằng, mỗi thị trường đầu tư đều có tiềm năng lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Nếu bạn xác định sẽ đầu tư tài chính, bạn cần hiểu rõ thị trường, tích lũy kiến thức và có kỷ luật đầu tư để đi đường dài.